Hiệu quả chữa bệnh Parkinson bằng châm cứu

Châm cứu giúp giảm run và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson và run vô căn có phải là một?

Chữa bệnh Parkinson bằng thái cực dưỡng sinh

Run tay có phải bệnh Parkinson?

Bệnh Parkinson có đau không?

Châm cứu là gì?

Châm cứu là một phép trị bệnh đã được ứng dụng từ hàng ngàn năm qua. Phương pháp châm cứu có nguồn gốc từ Trung Quốc – một trong những nền y học có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới.

Trong châm cứu, bác sỹ sử dụng các loại kim nhỏ để đâm qua da đến các huyệt đạo, tùy thuộc vào loại bệnh sẽ có độ sâu và vị trí châm khác nhau. Các quốc gia châu Á cũng ứng dụng châm cứu để trị bệnh từ lâu đời, sau đó, đến khoảng nửa cuối thế kỷ XX, phương pháp này mới bắt đầu du nhập vào châu Âu và Bắc Mỹ.

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, huyệt đạo chính là nơi giao nhau của các dòng khí huyết trong cơ thể. Châm cứu chính là để khơi thông các dòng khí huyết bị gián đoạn (là nguyên nhân gây bệnh), đem lại trạng thái cân bằng cho cơ thể. Có như vậy, cơ thể mới khỏe mạnh và khoan khoái. Phương pháp châm cứu được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh, từ vô sinh đến bệnh Parkinson.

Điều trị Parkinson bằng châm cứu

Điều trị Parkinson bằng phương pháp châm cứu

Theo nghiên cứu năm 2014 của Đại học Arizona (Mỹ), châm cứu có hiệu quả trong việc điều trị triệu chứng rối loạn thăng bằng và dáng bộ ở những người mắc bệnh Parkinson. Cụ thể, sau 3 tuần điều trị bằng châm cứu, người bệnh cải thiện khả năng thăng bằng lên 31%, tăng 10% tốc độ di chuyển và 5% chiều dài sải chân.

Các nhà nghiên cứu kết luận: “Châm cứu là một biện pháp hiệu quả để cải thiện các triệu chứng rối loạn thăng bằng và dáng đi của người bệnh Parkinson. Đặc biệt, châm cứu gần như không gây ra các tác dụng phụ. Hiệu quả của châm cứu phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sỹ và khả năng đáp ứng của người bệnh”. Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Neurology của Viện Hàn lâm Thần kinh học ở Mỹ.

Bệnh Parkinson là một rối loạn hệ thần kinh ảnh hưởng đến chức năng vận động. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như run tay chân, run đầu, chậm vận động, cứng khớp, khó nuốt và thay đổi về dáng bộ, giọng nói.

Hiện nay chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh Parkinson, tuy nhiên, người bệnh có thể giảm được một số triệu chứng vận động bằng việc sử dụng thuốc (levodopa, thuốc ức chế COMT, thuốc ức chế MAO-B, các chất chủ vận dopamine và các thuốc khác) hoặc phẫu thuật kích thích não sâu.

Nghiên cứu này chỉ ra một hướng đi mới trong điều trị bệnh Parkinson.

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh